Cách may áo khoác 2 lớp bị rách cực dễ dàng, không để lại dấu vết

cach may ao khoac hai lop bị rach (1)

Chắc hẳn bạn đã từng phải ấm ức bỏ đi chiếc áo khoác mới chỉ vì một vết xước hay vết rách nhỏ. Giờ đây, với những Cách may áo khoác 2 lớp bị rách cực dễ dàng, không để lại dấu vết, bạn sẽ hồi sinh chúng về nguyên trạng, thậm chí nó có thể đặc biệt hơn nữa đó.  Nếu bạn băn khoăn không biết nên xử lý vết rách như thế nào, hãy tham khảo dưới đây nhé!

Ưu điểm của áo khoác 2 lớp

áo khoác 2 lớp
áo khoác 2 lớp
  • Che nắng hiệu quả, đặc biệt là trong thời điểm nắng nóng luôn kéo dài, nhiệt độ cao hiện nay. 
  • Khả năng cản bụi tốt hơn các loại áo thông thường. 
  • Khả năng chống thấm nước khi gặp trời mưa
  • Ngoài ra, lớp trong của áo khoác thường được làm bằng chất liệu lưới. Nó tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mang, không bí bách, không đổ mồ hôi.

>>>Xem thêm: may áo khoác đồng phục

Cách vá lỗ thủng áo không cần kim chỉ

Cách vá lỗ thủng áo không cần kim chỉ
Cách vá lỗ thủng áo không cần kim chỉ

Với những vết rách nhỏ, dù không đáng kể nhưng khiến bạn cảm thấy ngại ngùng khi mặc lên người. Vậy hãy thử cách vá áo không cần kim chỉ dưới đây.

Cần chuẩn bị: Bàn ủi, một tấm vải mỏng, một ít keo giấy lót vải*.

*Đây là loại keo thường sử dụng trong ngành may mặc, được bán ở các tiệm phụ liệu may, tiệm tạp hóa. Nó còn được gọi là keo giấy lót vải, keo ủi lót vải, keo mếch lụa, keo mùng xoa… Lưu ý, bạn nên chọn loại mỏng thôi nhé.

Bước 1: Ủi áo thật phẳng, sau đó dùng tay gom phần bị rách lại sao cho khít miệng nhất có thể.

Bước 2: Đặt một miếng keo giấy chuyên dụng lên mặt sau tại vị trí rách. Sau đó đặt thêm một miếng keo khác lớn hơn chồng lên miếng nhỏ.

Bước 3: Phủ một tấm vải lên phần cần ủi.

Bước 4: Dùng bàn ủi trực tiếp lên phần rách khoảng 10 giây.

Như vậy là xong, phần áo bị rách đã gần như biến mất. Nếu vẫn chưa ưng ý, bạn hãy ủi lại thêm lần nữa để những sợi vải thừa được nằm sát vào phần keo hơn nữa nhé!

Cách vá áo khoác giấu đường khâu

Cách vá áo khoác giấu đường khâu
Cách vá áo khoác giấu đường khâu

Cần chuẩn bị: Kim, chỉ, một tấm vải (cùng màu và chất liệu với loại vải cần vá). Dụng cụ đệm tay tránh bị kim đâm (không bắt buộc), kéo, thước, phấn kẻ hoặc bút.

Để thực hiện cách vá áo sơ mi giấu đường khâu, bạn làm như sau:

Bước 1: Đối với những vết rách lớn, bạn hãy dùng kéo nhỏ cắt tỉa phần rách thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Ở các phần bo góc, cắt lại thành góc 90 độ.

Bước 2: Sau đó, dùng tấm vải vá đặt ở mặt dưới chỗ cần vá. Bạn cần đảm bảo miếng vải vá có kích thước lớn hơn phần cần vá khoảng 1 – 1,5cm.

Bước 3: Cố định bằng ghim, khâu nối mép viền mảnh vải với phần ô đã cắt. Lưu ý không được rút chỉ quá chặt hay kéo chỉ không đều. Điều này sẽ khiến phần vá bị nhăn không đẹp mắt. Khâu xong thì tháo ghim ra.

Bước 4: Cuối cùng, bạn khâu các mép vá lại với nhau. Đường kim khâu đi theo cạnh gấp của miếng vải bằng đường chéo để giữ chắc các mép hơn.

Cách may áo khoác 2 lớp bị rách

Cách may áo khoác 2 lớp bị rách
Cách may áo khoác 2 lớp bị rách

Sử dụng vải vá

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị kim, chỉ, một miếng vải. Kích thước vải phụ thuộc vào độ lớn, nhỏ của lỗ thủng. Bạn có thể dùng vải trơn, có họa tiết tùy theo sở thích.

Bước 2: Đo kích thước chỗ bị thủng. Tìm và cắt một mảnh vải có cùng độ dày sao cho phù hợp khi đặt vào lỗ thủng. Không nên chọn vải đúng kích thước đã đo mà nên chọn dư ra từ 1 – 3 cm.

Bước 3: Khi sử dụng vải vá, bạn đặt mảnh vải đã cắt dưới chỗ bị thủng. Tiếp theo, xếp hai cạnh của lỗ thủng lại gần nhau mà không làm nhàu chỗ bị rách. Dùng kim may quanh mép lỗ sao cho miếng vải gắn thật chắc trên quần áo.

Bước 4: Khâu gia cố đầu vết rách. Nếu đường may cũ đã bị lỏng hoặc rời ra, bạn cần khâu khoảng 2cm trước vết rách. Bạn khâu lấn vào đường may một chút để cố định được miếng vải tốt hơn, trách bị toạc ra. Cẩn thận đan đường chỉ thật đều lên xuống mặt vải.

Bước 5: Khâu ngược lại cạnh đường chỉ ban đầu (lặp lại của bước khâu ở trên). Bạn cần phải khâu viền mép nếu vải bị sờn quá nhiều, giữ yên vị trí cần khâu và khâu lại để mép sờn quấn vào trong.

Bước 6: Bạn kéo căng miếng vải và kiểm tra xem chỉ khâu có bị mắc kẹt trên đường chỉ hay không. Miết sát ngón tay dọc theo đường khâu và thắt nút đầu sợi chỉ để hoàn thành công việc.

Sử dụng sticker

Đây là cách dễ nhất, cho những ai không khéo tay và tỉ mỉ lắm.

Bước 1: Chuẩn bị kim, chỉ, sticker vải, bàn ủi.

Bước 2: Đặt miếng sticker thật khéo, vì khi đã ủi vào rất khó để có thể chỉnh lại.

Bước 3: Là miếng dán với một nhiệt độ phù hợp để miếng dán dính vào vải, che đi lỗ hổng ban đầu.

Sử dụng keo giấy

Keo được biết đến với một số tên khác như keo lót vải, keo ủi lót vải, kem mùng xoa,… Chúng ta sử dụng phương pháp này với điều kiện chỗ bị rách trên quần áo không quá lớn.

Bước 1: Chuẩn bị keo giấy, bàn ủi.

Bước 2: Ủi áo phẳng ra sau đó gom phần rách lại sao cho thật kín.

Bước 3: Đặt keo giấy lên mặt sau của nơi bị rách. Sau đó đặt chồng một miếng keo khác lớn hơn chồng lên miếng nhỏ.

Bước 4: Phủ vải lên phần cần ủi.

Bước 5: Đặt bàn ủi trực tiếp lên chỗ bị trách trong khoảng 10 giây.

Bước 6: Hoàn tất. Bạn có thể ủi đi ủi lại để những sợi chỉ thừa nằm sát vào bề mặt keo hơn.

Cách may áo hia lớp không bị lộ đường chỉ

Cách may áo hia lớp
Cách may áo hia lớp

 

Cần chuẩn bị:

– Kim: Lựa chọn cây kim thích hợp với chất liệu vải: Kim nhỏ cho các loại vải mỏng, kim dày cứng cáp cho các loại vải dày như jean, kaki.

– Chỉ: Lựa chọn chỉ có màu và chất liệu phù hợp với loại vải cần vá.

– Dụng cụ đệm tay tránh bị kim đâm (không bắt buộc), kéo, thước, phấn kẻ hoặc bút.

Để khâu vết rách ở cạnh áo đẹp và chắc chắn mà không bị lộ đường chỉ, bạn cần khâu từ mặt trái của áo. Chỉ cần thực hiện 2 bước dưới đây để vết khâu không bị lộ chỉ vô cùng tinh tế:

Bước 1: So hai của mép khu vực rách lại sao cho khít, đưa mũi kim theo kiểu khâu thường ở viền mép cẩn thận. Tiếp nối đường đó, qua hai lớp vải ta bắt đầu hướng mũi kim lên và xuống, giữa các mũi kim dài khoảng 1,5mm đều nhau.

Bước 2: Tiếp tục khâu cố định các mép vải thừa, may theo đường chéo phải đều tay cho đến khi kết thúc là được.

Sử dụng bàn là cho những lỗ thủng nhỏ

Nếu vết rách nát rất nhỏ và nằm trên các loại vải mỏng mảnh như vải dệt kim áo phông thun. Thì giải pháp tức thời là giữ một lớp mỏng dính nhẹ dễ chảy tiếp xúc dưới vết rách nát và ép bằng bàn là nóng. Lỗ nhỏ sẽ được hàn lại ngay lập tức.

Sử dụng hình thêu

Bước 1: Chuẩn bị kim, chỉ, khung thêu, bút, kéo.

Bước 2: Cố định khung thêu và đánh dấu. Bạn dùng viết hoặc phấn vẽ phác thảo lên họa tiết bạn dự định sẽ thêu lên chỗ bị thủng, rồi dung khung thêu cố định lại vị trí đã đánh dấu.

Bước 3: Thêu vòng ngoài của hình. Mũi thêu đầu tiên, bạn đâm từ dưới lên và thực hiện lần lượt các thao tác may bên ngoài hình.

Bước 4: Thêu phần bên trong của hình. Bước này cơ bản giống với bước 3, các bạn cũng thêu xen kẽ cho đến khi lắp kín được chỗ bị thủng và ra được hình dáng ban đầu bạn định thêu.

Cách may áo khoác 2 lớp bị rách-Vá ngoài

Mô tả và công dụng

Kiểu vá này khá bền chắc, dễ thực hiện, tuy nhiên không đẹp bằng vá vuông do thấy rõ khoảng may vá trên áo quần. Vá ngoài (vá đắp) được thực hiện bằng cách may đắp một miếng vải lên trên bề mặt vải để che khoảng rách.

Cách thực hiện

Đầu tiên bạn tiến hành cắt tỉa theo canh vải các cạnh của khoảng rách, đồng thời cắt tỉa 4 góc để gấp mép vải vào bề mặt của quần hoặc áo.
Dùng miếng vải cùng màu áo quần, to hơn khoảng rách mỗi cạnh dài hơn chừng 3 cm đến 4 cm, gấp mép vải vào bề trái.
Đặt miếng vải sao cho che kín khoảng rách ở bề mặt trang phục và sợi vải theo đúng chiều dọc ngang với sợi vải của quần áo bị rách, thực hiện may lược xung quanh.
Áp dụng mũi may tới để may xung quanh 4 cạnh miếng vải vá, may trên bề mặt vải tương tự như hình minh họa.
May luôn hoặc may vắt ở bề trái vải, xung quanh 4 cạnh của khoảng rách.

Yêu cầu kỹ thuật- cách may áo khoác 2 lớp bị rách

– Mũi may nhuyễn, nhỏ, không lộ rõ trên bề mặt.
– Các đường may trên bề mặt tạo thành 2 hình vuông hoặc hình chữ nhật cách đều nhau.
– Canh chỉ vải của trang phục bị rách và canh chỉ vải vá cùng chiều.
– May thẳng, không nhăn.

Cách may áo khoác 2 lớp bị rách-Vá trong

Còn được gọi là vá kín. Vải vá cùng loại với vải rách và nằm gọn bên trong khoảng rách.

Cách may áo khoác 2 lớp bị rách-Vá trong
Cách may áo khoác 2 lớp bị rách-Vá trong

Mô tả và công dụng

Kiểu vá dạng này sử dụng mảnh vải tương tự như khoảng rách để vá kính lại, thường được áp dụng trên khoảng rách hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Cách thực hiện

Tiến hành cắt tỉa khoảng rách thẳng theo canh vải. Để gấp mép vải vào bề trái bạn thực hiện cắt xéo 4 góc một đoạn nhỏ chừng 0.3 cm đến 0.5 cm.
Khoảng rách phải nhỏ hơn cạnh miếng vải vả tối thiểu 1 cm, các mép vải bạn gấp cẩn thận để vừa khít với khoảng rách.
Đặt miếng vải vá sao cho sợi vải theo đúng chiều dọc ngang với sợi vải của quần áo bị rách.
Bạn may vắt qua hai bên mép vải, lưu ý thực hiện ở bề trái, xung quanh 4 cạnh hình vuông với mũi may nhỏ và không bị lộ rỗ trên bề mặt vải.

Yêu cầu kỹ thuật

– Vải vá phù hợp với vải trang phục.

– Vá thẳng: không nhăn, vuông góc.

– Không phân biệt rõ nơi may vá trên trang phục.

Tại sao chọn cách may áo khoác tại Mayaokhoacdep

may áo khoác tại Mayaokhoacdep
may áo khoác tại Mayaokhoacdep
  • Dịch Vụ may áo khoác Uy Tín.
  • Giá Cả Hợp Lý cực rẻ cho mọi lứa tuổi.
  • Sản Phẩm Chất lượng cao cấp – Bảo Hành uy tín.
  • Xưởng may áo khoác CÔNG TY chuyên nghiệp, nhanh chóng, gọi phục vụ 24/24.
  • Báo Giá Trước Khi may.

BẢNG GIÁ MAY ÁO KHOÁC

Áo khoác giá chỉ từ 120.000 VNĐ/ 1 cái -> 190.000 VNĐ/ 1 cái 

Lưu ý: 

  • Giá áo khoác tùy thuộc vào chất liệu và kết cấu của nó nên giá sẽ khác nhau. Chúng tôi nhận may số lượng lớn có giảm giá 10 – 30%
  • Free Ship cho mọi khách hàng có đơn hàng từ 50 –  100 cái.
  • Chúng tôi nhận may áo khoác áo gió công ty toàn quốc và cả nước ngoài. Cam kết giá rẻ nhất thị trường hiện nay.

Lưu ý khi may áo khoác 2 lớp bị rách

may áo khoác tại Mayaokhoacdep
may áo khoác tại Mayaokhoacdep
  • Chọn đúng loại kim khâu:Đối với các loại vải mềm như vải lụa, vải đay, vải tổng hợp,… bạn nên chọn kim thật mảnh để đường khâu được đẹp. Tương tự đối với các loại vải như jean, da, vải nhiều lớp, nên chọn kim dày hơn một chút. Độ dài kim từ 2,5 – 5 cm là phù hợp dành cho cả hai loại vải.
  • Chuẩn bị chỉ đủ dài:Bạn ướm sợi chỉ lên phần bị rách để ước lượng chiều dài. Bạn nên cắt chỉ dư ra vì còn phải chừa lại một phần chỉ để thắt nút ở bước sau cùng. Vải càng dày thì bạn cần phải chuẩn bị càng nhiều chỉ. Chọn đúng chiều dài của chỉ sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian.

Một số lưu ý khác về cách may áo khoác 2 lớp bị rách

  • Lật mặt trái của đồ trước khi may, trừ cách dùng sticker và thêu.
  • Không dùng kim gỉ sét để đảm bảo an toàn.
  • Luôn để kim ở chỗ dễ nhìn thấy để tránh các trường hợp nguy hiểm.
  • Sử dụng chỉ phù hợp với vải để đường khâu không quá nổi bật và thẩm mỹ hơn.

Trên đây là một số cách may vá quần áo bị rách, thủng lỗ tại nhà cực đơn giản. Hãy chia sẻ nếu bạn biết thêm nhiều cách khác nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ- Cách may áo khoác 2 lớp bị rách

  • MAY ÁO KHOÁC ĐẸP
  • Email: nguyennhaky1989@gmail.com
  • Hotline/ Zalo: 0348 654 318
  • Địa chỉ : 72/95c Đường Huỳnh Văn Nghệ, Phường 15, Quận Tân Bình
  • Website: www.mayaokhoacdep.com
5/5 - (4 bình chọn)