Với sự thay đổi thời tiết hiện nay ở Việt Nam, áo khoác lông không còn là sản phẩm xa lạ với các tín đồ thời trang. Hãy cùng tham khảo bài viết may áo khoác lông thời thượng, phù hợp với thời trang của mayaokhoacdep.com để hiểu rõ hơn nhé.
Mục Lục
Áo khoác lông là gì ?

Áo khoác lông là một loại áo khoác mùa đông với lớp áo giữ nhiệt bên trong được làm từ lông vũ của gia cầm, thường là vịt hoặc ngỗng. Lớp áo bên ngoài cùng thì được làm từ các chất liệu có độ bền cao như polyeste và nylon. Áo khoác lông có nhiều kiểu dáng khác nhau phù hợp với người sử dụng từ người lớn đến trẻ em.
Nguồn gốc áo khoác lông
Áo khoác lông làm bằng chất liệu gì?

- Chất liệu lớp vải chính: 100%Polyamide
- Chất liệu lớp lót: 100%Polyester
- Lớp nhồi trong: 80% Lông vũ (Down), 20% Sợi khác (Polyester)
Thành phần của lông vũ bao gồm lông nhung (down) và lông thân (feather). Lông nhung là lớp lông mền mịn bên trong, tập trung ở phần ức, bụng con thủy cầm. Lông nhung được cấu tạo từ rất nhiều sợi lông nhỏ, mềm tỏa ra từ 1 tâm điểm, Vì vậy chiếm thể tích lớn với một trọng lượng nhỏ, khả năng cách nhiệt tốt và rất nhẹ. Lông thân nhỏ (feather) là lớp lông bên ngoài con thủy cầm. Với cấu tạo từ rất nhiều sợi lông liên kết với nhau theo hàng ngang từ 1 sợi lông chính. Do đó lông thân có độ cứng và không mền mịn bằng lông nhung.
Ưu, nhược điểm của vải may áo khoác lông

Ưu điểm:
Khả năng điều hòa nhiệt hiệu quả: Đây chính là ưu điểm tuyệt vời nhất của chất liệu vải lông, điều này lý giải tại sao nó lại được ứng dụng nhiều đến vậy trong ngành công nghiệp thời trang và sản xuất chăn ga gối đệm hiện nay.
Siêu nhẹ: Những sản phẩm được làm từ chất liệu lông như áo khoác, chăn, ruột gối đều có trọng lượng vô cùng nhẹ. Khi sử dụng những sản phẩm này chúng ta không phải đối mặt với bất kỳ rắc rối nào
An toàn và thân thiện: Bản thân vải lông là hoàn toàn tự nhiên không hề có hóa chất hay tạp khuẩn nào bám vào. Hơn nữa trước khi chế tạo ra những sản phẩm áo, chăn, gối thì đều phải trải qua quá trình tinh chế, loại bỏ vi khuẩn nghiêm ngặt, khử hết những mùi hôi bám dính trên sản phẩm để không có mầm bệnh nào có thể sinh sôi trong chất liệu này.
Nhược điểm:
Hiện nay nguồn nguyên liệu vải lông trên thế giới ngày càng khan hiếm, nguồn cung không không đủ cầu.
Giá cả vải lông khá đắt nên những sản phẩm sử dụng chất liệu này cũng không hề rẻ.
Vải lông khá bền nhưng khi tiếp xúc với nước nó rất dễ suy giảm chất lượng nên trong quá trình sử dụng phải đặc biệt cẩn trọng để tánh suy giảm chất lượng của sản phẩm.
Ứng dụng của vải lông

Trong lĩnh vực thời trang: Các mẫu áo lông đẹp có độ bền cao, khả năng giữ ấm tốt, một số loại áo khoác lót lông vũ trở thành những trang phục không thể thiếu trong những ngày đông. Hoa tai lông và đầm lông cũng sở hữu trọng lượng siêu nhẹ, mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng.
Vải lông trong sản xuất túi ngủ: có chất liệu ưa chuộng để sản xuất những dòng túi ngủ cao cấp trong đó có túi ngủ lông có khả năng giữ nhiệt và cân bằng nhiệt tốt. Đặc biệt chất liệu lông siêu nhẹ mang đến cảm giác thoải mái, thoáng mát cho người sử dụng.
Vải lông trong sản xuất chăn ga gối đệm:
Ruột gối lông cũng có trọng lượng nhẹ, xốp và mềm hơn so vơi các chất liệu khác. Chăn chất liệu lông cũng có mức giá cao hơn so với những chất liệu khác.
Nệm lông, tấm lót nệm lông: Ngoài khả năng giữ ấm thì chất liệu lông còn mang đến tính thẩm mỹ cao, đặc biệt là với các dòng đệm lông hay tấm lót phía trên. Giúp đem đến sự sang trọng và đẹp mắt cho không gian của bạn.
Phân loại vải lông

Hiện nay chất liệu lông trên thị trường được phân chia thành 2 loại là:
Vải lông tự nhiên
Loại lông vũ này sản xuất 100% từ lông gia cầm qua quá trình thu nhặt, gia công nghiêm ngặt. Loại lông vuc tự nhiên có giá thành cao và số lượng khan hiếm, hạn chế. Phân biệt lông vũ tự nhiên bằng cách khi đốy sẽ thấy có mùi khét đặc trưng giống như mùi tóc bị cháy, tro tàn vụn và tơi.
Lông vũ tự nhiên rất dễ thấm nước, bị vón cục nên không thể giặt bằng nước.
Vải lông nhân tạo
Chất liệu lông vũ này được tổng hợp từ những chất hóa học. Chính việc có thể sản xuất đại trà nên giá thành của lông vũ nhân tạo thấp hơn rất nhiều loại lông tự nhiên.
Lông vũ nhân tạo khi bị đốt cháy sẽ kết dính lại với nhau như nhựa dẻo.
Lông vũ nhân tạo có khả năng thấm nước nhưng lại dễ khô và ít vón cục nên hoàn toàn có thể giặt sạch bằng nước.
Quá trình xử lý vải để may áo khoác lông

Công đoạn sản xuất và xử lý lông vô cùng phức tạp.
Đầu tiên lông các loài thủy cầm sẽ được thu mua về và trải qua quá trình sấy khô bằng các thiết bị chuyên dụng để loại bỏ hết các loại vi khuẩn đồng thời khử mùi hôi tanh.
Thời gian tẩy rửa và khử trùng lông phải diễn ra trong ít nhất 1 tiếng và sau đó sấy khô trong vòng 3 phút ở mức nhiệt rừ 100 – 120 độ C.
Lông sẽ được phân thành các loại khác nhau dựa vào chất lượng và kích cỡ thông qua chiếc máy chuyên dụng.
Nguyên liệu chuẩn bị để may áo khoác lông
Để may chiếc áo này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
- Vải lông thú.
- Thước dây, bút vẽ.
- Kéo cắt vải, ghim, máy may, bàn là
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thì bắt tay vào làm nhé.
Tư vấn cách cắt may áo khoác lông

– Ghim đúng cách:
Để sử dụng với vải lông thì ghim dài chính là lựa chọn hoàn hảo nhất bởi độ dài của nó rất phù hợp với độ dày của chất liệu. Gợi ý dành cho bạn là hãy ghim mỗi inch một ghim, đồng thời ghim lông ở một góc. Tuy nhiên đừng quên chải lông rũ xuống giữa các lớp len bạn nhé!
– Hướng dẫn sử dụng kéo cắt lông giả:
Khi làm việc với vải lông giả, bạn không thể không nhờ đến sự giúp đỡ của một chiếc kéo sắc. Để cắt lông, bạn sẽ cắt mỗi lần từng ít một theo chiều dài của mảnh vải dệt kim và sử dụng mũi kéo để cắt.
– Đánh dấu các mảnh vải:
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, cắt lông giả đúng cách là phải cắt từng chút một. Như vậy, để thuận tiện, dễ dàng và đạt được độ chính xác cao nhất khi cắt, bạn sẽ cần đánh dấu phía sau của miếng vải lông. Cách dễ nhất dể nhận biết được đâu là cổ áo, tay áo, mặt trước, mặt sau hay chiều của lớp lông tuyết là gắn nhãn.
– Đánh dấu các đường may:
Đừng bao giờ nghĩ rằng điều này là thừa thãi. Bởi nếu chỉ ghim thôi sẽ khiến bạn cực kỳ khó khăn khi may hai lớp lông dày. Với việc vạch các đường may khâu, máy của bạn sẽ dễ dàng hơn hơn khi cố định các lớp vải dưới chân vịt có bản lề.
Hướng dẫn cách may áo khoác lông

Bước 1: Tạo mô hình
In ra mô hình và băng với nhau. Bạn sẽ phải cắt bỏ phần thừa trên các cạnh của tờ giấy. Mẫu sẽ in trên giấy 8,5 ″ x 11 ″ hoặc A4.
Bước 2: Cắt các mảnh vải riêng biệt
Cắt ra từ vải: 2 mặt trước, 1 sau lưng và 2 tay áo từ cả vải chính và vải lót.
Bước 3: May thân áo
Khâu mặt trước và mặt sau của áo với nhau ở đường nối vai.
Bước 4: May tay áo
Đặt áo khoác với áo sát nách đối diện với bạn và ghim tay áo vào áo choàng. Bên phải sẽ bên nhau. Duỗi thẳng tay áo và áo choàng tay khi bạn đi, ghim tốt và may.Khâu tay áo khác vào vị trí. Sau đó gấp áo khoác và phù hợp với các đường nối bên và dưới đường nối tay áo.
Bước 5: Áo lót trong
Lặp lại toàn bộ quá trình trên với lớp lót
Bước 6: May kết hợp cả 2 lớp áo
Xoay cả lớp lót và lớp lông bên phải ra ngoài. Sau đó kết hợp chúng với các mặt phải với nhau. Nhét các ống tay vào nhau và ghim các đường nối phía trước, đường viền cổ áo và viền.Khâu xung quanh đường viền cổ áo, trung tâm phía trước và dưới cùng của áo khoác. Để lại một lỗ 5-6 ở phía sau lưng áo để biến.
Xoay áo qua mở và nhét dưới 1 hem gấu áo, bắt lấy lớp lót trong đó. May xung quanh tay áo với đường khâu phù hợp. Máy hoặc khâu tay mở 5-6 và bạn đã hoàn tất!
Bước 7: Hoàn thành
Mẹo bảo quản và làm sạch lông:
Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên dùng một chiếc cọ lông mềm để chải lại lông thú giả. Như vậy sẽ giảm thiểu được sự tích tụ các mảnh vụn và mặt xỉn của các sợi. Ngoài ra, đến lúc cất giữ hay sau khi hết mùa đông, bạn cũng cần tiến hành làm sạch lông. Đăc biệt, nếu không muốn lông bị xẹp xuống mất thẩm mỹ, đừng bao giờ nhét chiếc áo khoác của bạn vào một góc tủ, thay vào đó, hãy sắp xếp gọn gàng ở một nơi rộng rãi.
Trường hợp lông bị biến dạng hay bị xẹp, bạn có thể chải lông theo hướng rũ xuống bằng cách sử dụng bàn chải ướt. Mặt khác, trước khi cất đi cũng cần để cho khô hoàn toàn.
Cách giặt và bảo quản vải lông đúng cách

Để tăng tuổi thọ cho các sản phẩm làm từ vải lông thì bạn hãy bỏ túi ngay cho mình một số những lưu ý sau:
Cách bảo quản
- Vải lông nên treo để giữ độ mềm và không bị mất form.
- Nên bảo quản bằng cách treo lên móc và có lồng túi nilon ra ngoài.
Cách giặt:
- Vải lông có thể giặt máy, nhưng lưu ý là nên chọn chế độ giặt len ở nhiệt độ 40 độ C để không bị mất form dáng. Tốt nhất là nên giặt bằng tay để tăng độ bền cho sản phẩm
- Trường hợp máy giặt nhà bạn không có chế độ giặt len thì bạn nên sử dụng chế độ giặt bằng nước lạnh.
- Trước khi giặt nên lộn trái áo, tránh giặt mặt phải của áo.
- Vải lông không nên giặt chung cùng những loại sản phẩm vải khác, đặc biệt là những vải dễ bị phai. Bởi nếu như bị phai sẽ rất khó để làm sạch như ban đầu.
- Tuyệt đối không sử dụng bột giặt có chất tẩy mạnh, đặc biệt là chất tẩy chứa clo hoặc oxy
- MAY ÁO KHOÁC ĐẸP
- Email: nguyennhaky1989@gmail.com
- Hotline/ Zalo: 0348 654 318
- Địa chỉ : 72/95c Đường Huỳnh Văn Nghệ, Phường 15, Quận Tân Bình
- Website: www.mayaokhoacdep.com
Bài viết liên quan: